Tiểu sử Dương Thu Hương

Lúc 8 tuổi trong thời kỳ Cải cách ruộng đất, bà đã đi theo các đoàn học sinh để chứng kiến phong trào chia đất cho nông dân và tố cáo địa chủ. Năm 1967, bà tình nguyện tham gia Thanh niên xung phong, phong trào Tiếng hát át tiếng bom, phục vụ trong một đoàn văn công tại một trong những khu vực chiến tranh ác liệt nhất lúc đó: Bình Trị Thiên.

Sau chiến tranh, trở ra Bắc, bà cầm bút viết văn và công tác trong ngành điện ảnh. Bà tham dự khóa đầu tiên Trường viết văn Nguyễn Du (1980). Các tác phẩm của bà nhanh chóng nổi tiếng và nằm trong số những tác phẩm được nhiều người đọc lúc đó trong phong trào Cởi Mở. Bà từng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng đã bị khai trừ khỏi Đảng vào năm 1989 do không tuân thủ điều lệ Đảng và phê phán thể chế hiện hành. Bà viết nhiều tác phẩm như Bên kia bờ ảo vọng, Những thiên đường mù… có nội dung chỉ trích hệ thống chính trị Việt Nam. Mấy năm sau, với sự trợ giúp của các nhóm chống Cộng ở hải ngoại, bà rời Việt Nam sang Pháp, và được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Pháp, ông Jacques Toubon, trao tặng Huân chương Văn hóa Nghệ thuật Chevalier des Arts et des Lettres năm 1994[1][2]

Các tác phẩm của bà hiện nay không được phép lưu hành tại Việt Nam vì lý do chính trị. Bà đã từng phải vào tù do viết sách và phát biểu phê phán việc áp dụng chủ nghĩa Marx-Lenin, kêu gọi người dân lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam. Có 6 tác phẩm (truyện) của bà được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháptiếng Đức nhưng bản tiếng Việt thì khó tìm thấy.[3] Với cuốn Chốn vắng, bà được truyền hình Pháp TF1 phỏng vấn. Đây được xem là cuốn tiểu thuyết tốt nhất của bà, nằm trong danh sách đề cử giải Femina và nhận Giải thưởng của tạp chí Elle (Grand prix des lectrices de Elle) 2007. [cần dẫn nguồn]

Trong tháng 4 năm 2006, bà được mời sang Paris (Pháp) và sau đó sang New York (Mỹ) dự một hội nghị Văn bút Quốc tế. Giữa năm 2008, bốn tác phẩm của bà đã được đưa vào bộ sách Bouquins ở Pháp: Bên kia bờ ảo vọng, Những thiên đường mù, Tiểu thuyết vô đề và Chốn vắng.[4]

Năm 2009, Dương Thu Hương được Giáo sư Joseph Pivato, dạy môn văn chương Anh ngữ tại đại học Athabasca ở Alberta, Canada đề cử vào danh sách thẩm xét cho giải Nobel văn chương của năm, tuy nhiên đề cử này không vượt qua được vòng thẩm xét của ủy ban Nobel.[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dương Thu Hương http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/story/2009/0... http://dannyreviews.com/h/Without_Name.html http://mostlyfiction.com/world/huong.htm http://www.nytimes.com/2005/07/14/arts/14iht-write... http://www.susannaleaassociates.com/author.aspx?id... http://www.lib.washington.edu/southeastasia/vsg/el... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://vny2k.net/vny2k/DuongThuHuong_BookReview080... http://data.bibliotheken.nl/id/thes/p100839177 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnamese-...